Sáu Nhung Coop

Hạt Cà phê Robusta - Niềm tự hào Cà phê Việt Nam

Hạt Cà phê Robusta - Niềm tự hào Cà phê Việt Nam

Đây là loại hạt vô cùng thân thuộc với người Việt Nam. Dù các loại Cà phê và thức uống khác đang phát triển mạnh thì hạt Robusta vẫn có một chỗ đứng không thể lung lay ngành Cà phê Việt Nam.

Cà phê Robusta là gì?

Robusta hay còn gọi là Cà phê Vối, cũng như Arabica thì đây là loại Cà phê được trông thương mại nhiều trên thế giới. Robusta là giống Cà phê chủ lực của ngành Cà phê Việt Nam, góp phần đưa nước ta giữ vị trí thứ 2 về sản lượng Cà phê thế giới. Tuy vậy, thì cũng cần nhớ rằng sản lượng Robusta chỉ chiếm dưới 30% sản lượng Cà phê toàn cầu. Phần còn lại thuộc về Arabica và các giống con của nó. Dầu vậy cũng đáng tự hào phải không ạ!

Nguồn gốc cây Cà phê Robusta không phải ở Việt Nam

Cây Cà phê Robusta được phát hiện lần đầu tiên ở Congo – Bỉ (thuộc châu Phi) năm 1800 và được đưa vào Đông Nam Á năm 1900. Sau khi bênh gỉ sắt quét sạch toàn bộ giống Arabica ở SriLanka năm 1869, đồng thời tấn công hầu hết các đồn điền Javas – Indonesia năm 1976. Hiện tại Robusta chiếm khoảng 30% sản lượng Cà phê thế giới, phổ biến ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á, Trung – Nam Mỹ, chủ yếu là Brazil.

Hình dáng cà phê Robusta

Hạt Robusta có hình tròn, rãnh thẳng giữa hạt và nhỏ hơn hạt Arabica. Hạt Robusta có màu vàng nâu.

Đặc tính hương vị của Robusta

Robusta bắt nguồn từ Robust có nghĩa là mạnh mẽ, do chứa nghiều caffein hơn hạt Arabica. Loại hạt này có vụ đắng mạnh, có mùi hắc cùng vị chát và khá ít thương thơm. Thêm vào đó các khu vực trồng hạt Robusta thường tập trung chế biến khô (thay vì chế biến ướt giống như các giống Arabica) dẫn đến hương vị càng chát đắng hơn, có mùi đất và mùi khét khi rang. Có một số ý kiến cho rằng  Robusta mà chế biến ướt có thể cho các phẩm chất cao hơn các giống Arabica thông thường ( vì Arabica có nhiều chủng loại và không phải loại nào cũng tốt). Chính vì vậy sự so sánh giữa Robusta và Arabica không phải lúc nào cũng chính xác.

Trong tiêu thụ, Cà phê Robusta thường được dùng làm Cà phê pha phin ở Việt Nam, Cà phê hòa tan và Espresso blending. 

Đặc điểm sinh học Cà phê Robusta

Trong tự nhiên, Chlorogenic Acid (CGA) và Cafein có vai trò giúp cây cà phê chống lại côn trùng. Chính vì vậy mà cây Robusta có khả năng miễn nhiễm trước côn trung mạnh hơn Arabica.

Cây cà phê Robusta có chiều cao lên đến 10m, kích thước tán cây lớn, thường được trồng ở độ cao dưới 700m so với mực nước biển nên tương đối dễ trồng trọt nhưng ngược lại Robusta cần lượng nước mưa khá lớn từ 2000 – 3000mm nên khả năng chịu hạn kém. Nhiệt độ thích hợp để trồng loại cây này trong khoảng 18 – 36 độ C, thu hoạch trễ và sản lượng không ổn định so với hạt Arabica.

Cà phê Robusta của Việt Nam có gì đặc biệt???

Là niềm tự hào của Việt Nam – Cà phê Robusta Tây Nguyên có vị thế quan trọng trong trong ngành cà phê Việt Nam, đóng góp phần lớn vào sự thành công của ngành cà phê Việt Nam để trở thành nước xuất khẩu cà phê robusta hàng đầu thế giới.  Đặc điểm thổ nhưỡng của Tây Nguyên với độ cao từ 500 – 600m so với mực nước biển khí hậu mát mẻ, chia ra làm 2 mùa rõ rệt, với lượng mua luôn trên 1000mm thích hợp cho ra hương vị Cà phê Robusta tinh túy nhất.

Những người nông dân trồng Robusta cũng đã có những nỗ lực rất lớn trong việc thay đổi cách chế biến, rang, xay Cà phê nhằm nâng cao chất lượng Cà phê Việt Nam đem đến thế giới loại Cà phê đặc biệt nhất, như là một niềm tự hào.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận