Trong thời buổi thị trường đồ uống phát triển mạnh những năm gần đây, không ít các bạn trẻ đã lựa chọn kinh doanh cà phê làm con đường khởi nghiệp cho chính mình. Tuy nhiên, các quán cà phê mở ra thì nhiều nhưng tỉ lệ từ bỏ “cuộc chơi” sớm cũng không hề ít. Vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quán cà phê từ đầu đến cuối để giúp bạn thành công trên con đường kinh doanh này.
Ý TƯỞNG ĐỘC ĐÁO
Lên ý tưởng cho quan cà phê là một việc hết sức quan trọng. Ý tưởng của quán cà phê cần phải dựa trên từ đối tượng khách hàng hướng tới và số vốn đầu tư mà chủ quán sở hữu. Lên ý tưởng quán cà phê sẽ giúp bạn định hình được quy mô, phong cách thiết kế và menu cho quán.
Phong cách cà phê take away: Ý tưởng quán cà phê này rất nổi tiếng ở các nước phát triển và được ưa chuộng tại Việt Nam. Với mô hình này, phần đông khách hàng hướng tới là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, những người thích mua cà phê và mang đi hơn là ngồi uống tại chỗ.
Phong cách cà phê truyền thống: Các quán cà phê truyền thống của Việt Nam thường có phân khúc khách hàng chủ yếu là người đi làm, trung niên, ... Những người này có thời gian để ngồi tại quán thưởng thức những ly cà phê, đồ uống.
Kinh doanh cà phê nhượng quyền: Hình thức kinh doanh cà phê nhượng quyền không còn mới lạ tại Việt Nam. Thực tế, để xây dựng nên một thương hiệu cà phê cạnh tranh được trên thị trường ngày nay rất khó khăn.
QUYẾT ĐỊNH MÔ HÌNH KINH DOANH
1.Mô hình quán cà phê bình dân
Quán cà phê bình dân thường có phân khúc khách hàng là những người lao động đại trà, bởi vậy mà những quán cà phê này thường đặt tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại. Mọi người đến quán cà phê bình dân chủ yếu với mục đích giải khát, đến và đi rất nhanh.
2.Mô hình quán cà phê kết hợp ăn sáng
Mô hình quán cà phê ăn sáng hướng tới các đối tượng như dân văn phòng, học sinh, sinh viên,... trong đó, dân văn phòng là đối tượng tiềm năng nhất bởi có khả năng chi trả cao và thường xuyên. Quán cà phê kết hợp ăn sáng mang lại nhiều tiện ích, đặc biệt với những người có thói quen ăn vội, uống vội để kịp đi làm
3.Mô hình quán cà phê cóc
Với kinh nghiệm mở quán cà phê của nhiều người thì quán cà phê cóc là loại hình kinh doanh đơn giản và dễ đầu tư nhất. Ở các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn, chúng ta không còn quá xa lạ với hình ảnh các quán cà phê vỉa hè, mặt bằng nhỏ, mộc mạc, đơn sơ. Khách hàng của cà phê cóc hướng đến mọi người, không phân biệt tầng lớp. Cà phê cóc không sang trọng nhưng mang đậm dấu ấn riêng biệt của người Sài Gòn.
4.Mô hình cà phê sân vườn
Điểm khác biệt của cà phê vườn chính là không gian xanh, trong lành, thoáng mát. Bởi vậy mà mặt bằng của một quán cà phê sân vườn cần phải rộng, thoáng khí. Việc xây dựng một quán cà phê vườn không hề đơn giản, đòi hỏi vốn đầu tư cao cùng nhiều công đoạn khác nhau. Đối tượng khách hàng của cà phê vườn cũng khá “kén”, tập trung vào những người có thu nhập khá cao và ổn định.
5.Mô hình cà phê bóng đá
Ngày nay, các giải bóng đá thường diễn ra quanh năm, bởi vậy nên kinh doanh quán cà phê bóng đá là một ý tưởng thông minh. Tập khách hàng của các quán cà phê bóng đá thường rất dễ xác định, thường là nam giới yêu bóng đá, chủ yếu là sinh viên, công nhân, nhân viên công sở.
6.Mô hình cà phê sinh viên
Sinh viên thường là đối tượng có thu nhập không cao nhưng có tần suất tụ tập thường xuyên. Vì vậy, khi mở quán cà phê sinh viên cần quan tâm đến thiết kế nội thất trẻ trung, mới lạ và menu hợp khẩu vị giới trẻ.
7.Mô hình cà phê take away
Khách hàng mà mô hình cà phê take away hướng tới là học sinh, sinh viên, công chức, nhân viên văn phòng,... nên đặt quán ở những vị trí gần trường học, công sở sẽ tốt hơn cho quá trình kinh doanh. Sở dĩ mô hình quán cà phê take away được ưa chuộng là do vốn đầu tư không quá cao, tập khách hàng lớn và doanh thu hiệu quả.
NGUỒN KINH PHÍ DỰ KIẾN
8.Chi phí thuê mặt bằng
Mặt bằng thường được các quán cà phê lựa chọn nhất là mặt đường, gần trường học, công sở,... Trước khi quyết định thuê mặt bằng, cần xem xét mặt bằng ấy có thuận lợi cho việc buôn bán không, chi phí xây dựng sửa chữa mặt bằng có lớn không, an ninh khu vực có đảm bảo không và nhu cầu sử dụng của bạn như thế nào. Với mỗi mô hình kinh doanh quán cà phê lại cần một diện tích mặt bằng khác nhau. Nếu bạn muốn kinh doanh quán cà phê take away, cà phê cóc, cà phê bình dân thì diện tích mặt bằng khoảng từ 15 – 25 mét vuông. Nhưng nếu bạn lựa chọn mô hình cà phê bóng đá, cà phê vườn sẽ cần diện tích mặt bằng lớn hơn rất nhiều. Chi phí mặt bằng phụ thuộc vào vị trí và diện tích sử dụng của mặt bằng ấy.
9.Chi phí pháp lý
Để có thể kinh doanh quán cà phê, trước tiên bạn cần có giấy phép kinh doanh. Chi phí xin cấp phép kinh doanh bao gồm: lệ phí đăng kí kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, ước tính khoảng 1.5 triệu đồng. Ngoài ra còn các chi phí khác như chi phí bảo hiểm, chi phí kinh doanh đồ uống có cồn,...
“Ngoại hình” chính là yếu tố ăn điểm cho quán của bạn. Không thể thống kê chính xác xem chi phí trang trí và thiết kế sẽ mất bao nhiêu, nó phụ thuộc vào diện tích quán và cách thực bạn trang trí như thế nào. Có thể kể đến một số chi phí như: bàn ghế, biển hiệu, hệ thống âm thanh/ánh sáng, decor trang trí, chi phí thuê công ty thiết kế,...
10.Chi phí thuê nhân viên
Khi mở quán cà phê nhỏ thông thường sẽ có từ 2-3 nhân viên phục vụ và pha chế. Lương của nhân viên pha chế thường sẽ cao hơn lương của nhân viên phục vụ. Trước khi thuê nhân viên, bạn nên thỏa thuận mức lương hợp lý.
11.Chi phí nguyên liệu, thức uống, dụng cụ
Nguyên vật liệu tốt, đảm bảo sẽ làm nên hương vị ngon miệng cho đồ uống của bạn. Chi phí nguyên liệu cho một quán cà phê thông thường vào khoảng từ 10 – 15 triệu.
Bên cạnh đó, bạn còn phải trang bị cho quán của mình các dụng cụ, máy móc pha chế như máy sinh tố, máy pha cà phê espresso chuyên nghiệp, máy ép hoa quả, tủ lạnh,...
12.Chi phí marketing
Tùy vào mỗi hình thức quảng cáo mà chi phí cũng khác nhau. Hiện nay, hình thức marketing online rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, nó khá phức tạp, phải nhờ đến các công ty chuyên về marketing, song lại mang đến hiệu quả rất cao.
13.Kinh phí mở các mô hình quán cà phê điển hình
Chi phí mở quán cà phê bình dân: Ước tính để có thể mở và duy trì quán cà phê bình dân trong những tháng đầu tiên, bạn cần khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Chi phí này gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế và trang trí, chi phí nguyên vật liệu, chi phí pháp lý và chi phí duy trì quán. Nếu việc kinh doanh phát triển thuận lợi, rất nhanh chóng, bạn có thể thu hồi vốn đầu tư.
Chi phí mở quán cà phê nhỏ : Chỉ với chưa đến 100 triệu đồng là bạn có thể mở một quán cà phê nhỏ để kinh doanh. Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh mà bạn có thể trang bị thêm máy móc, thiết bị, trang hoàng lại quán của mình,...
Chi phí mở quán cà phê sân vườn: Để mở một quán cà phê sân vườn, bạn cần chuẩn bị khoảng 500 triệu đồng mới có thể duy trì hoạt động kinh doanh những tháng đầu.
Chi phí mở quán cà phê take away: Bạn cần chuẩn bị khoảng 200- 250 triệu đồng
Chi phí mở quán cà phê sách: chi phí cần thiết mở một quán cà phê sách là 200 – 250 triệu đồng
Chi phí mở quán cà phê bóng đá: khoảng từ 150 – 200 triệu đồng.
MẶT BẰNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH HÀNG ĐẦU
14.Diện tích
Đây là điều có lẽ bất cứ một chủ quán cà phê nào cũng không thể bỏ qua. Mỗi một mô hình quán cà phê lại có yêu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Mặt bằng của một quán cà phê sân vườn cần phải rộng, thoáng khí. Trung bình, diện tích một quán cà phê sân vườn khoảng 50 – 100 mét vuông. Mặt bằng của các quán cà phê take away thường tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại có diện tích khoảng 15 – 25 mét vuông.
15.Chỗ để xe
Khi mở quán cà phê cho dù là quán nhỏ cũng cần có chỗ để xe. Mặt bằng bạn thuê có sẵn chỗ để xe thì rất tốt, nếu không hãy bố trí khu vực để xe gần đó với an ninh đảm bảo, điều này sẽ khiến khách hàng an tâm hơn khi vào mua hay ngồi lại thưởng thức cà phê trong quán của bạn.
16.Có khách hàng mục tiêu ở đó không?
Như đã nói, khách hàng chính là yếu tố tiên quyết quyết định ý tưởng quán cà phê và mặt bằng quán cà phê. Khách hàng mục tiêu của bạn là học sinh, sinh viên thì quán của bạn nên đặt gần trường học. Khách hàng của bạn là công nhân, những người lao động với mức lương trung bình thì vị trí quán nên gần công xưởng, nhà máy. Hay các quán cà phê vườn, cà phê sách hướng tới khách hàng thích sự yên tĩnh, thoải mái thì nên chọn khu vực thoáng đãng.
17.Mật độ xe lưu thông
Mật độ phương tiện lưu thông là tiêu chí phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng của quán bạn. Các quán cà phê take away, cà phê bình dân, nhỏ, ... thường thích đặt tại vị trí có nhiều người qua lại, như vậy, số lượng khách ghé quán sẽ đông hơn. Ngược lại, các quán cà phê sách, cà phê vườn lại không chú trọng điều này bởi cần một không gian sự thanh tịnh, yên ả.
18.Giá tiền
Bất kì chủ quán nào cũng quan tâm đến giá tiền mặt bằng. Hãy tham khảo và tìm hiểu kĩ giá mặt bằng khu vực xung quanh để cân nhắc và tránh bị ép giá khi thuê.
19.Tự thiết kế không gian quán cà phê
Khi bắt đầu mở quán cà phê, cần có rất nhiều khoản chi phí mà bạn muốn tiết kiệm, một trong số đó là chi phí thiết kế không gian quán cà phê. Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế không gian quán cà phê từ việc lên ý tưởng, tham khảo các bản vẽ trên internet.
Tuy nhiên, việc tự thiết kế và bố trí không gian quán cà phê không hề dễ dàng, với những người chưa làm bao giờ, làm sao để có một thiết kế vừa đẹp mắt, độc đáo nhưng lại khoa học là điều hết sức khó khăn.
20.Thuê đơn vị chuyên setup quán cà phe
Đây là cách làm được rất nhiều chủ cửa hàng cà phê lựa chọn. Tuy thêm chi phí thuê đơn vị chuyên nghiệp setup nhưng hiệu quả lại cao hơn nhiều, có thể sử dụng ổn định không gian đó trong khoảng thời gian dài. Đa phần người thiết kế đều có chuyên môn bài bản, biết vị trí như thế nào, công năng của từng loại bàn ghế ra sao, với việc nắm vững các kiến thức như vậy thì họ sẽ dễ dàng làm chủ bản vẽ thiết kế hơn.
MENU ĐA DẠNG
21.Mua công thức từ những thương hiệu có tiếng
Cách làm này chủ yếu áp dụng với các quán cà phê theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. Khi bạn mua thương hiệu, bạn không chỉ được thụ hưởng danh tiếng có sẵn của thương hiệu đó mà còn được chủ thương hiệu chia sẻ, chuyển giao công thức đồ uống của mình cho bạn.
22.Tự đi học pha chế
Bất cứ chủ quán nào khi mở quán cà phê cũng nên đi học một khóa pha chế đồ uống cà phê. Việc học pha chế cà phê không chỉ giúp bạn nắm được kĩ năng, công thức pha chế cà phê và đồ uống nói chung mà còn giúp cho việc quản lý quán, kiểm soát nguồn nguyên vật liệu, tuyển nhân viên cho quán bạn dễ dàng hơn.
23.Thuê bartender có chuyên môn xây dựng menu
Để tạo cho menu đồ uống của bạn hương vị ngon miệng và độc đáo, riêng biệt nhất, tốt nhất nên thuê bartender có chuyên môn xây dựng menu. Việc này tốn nhiều chi phí, thời gian nhưng hiệu quả là không cần phải bàn cãi.
24.Lên danh sách trang thiết bị pha chế và nguyên liệu, dụng cụ
Khi mở quán cà phê, việc lên danh sách thiết bị pha chế và dụng cụ cần thiết là vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và hạn chế được các khoản phát sinh không cần thiết.
Nhóm vật dụng pha chế bao gồm: Quầy pha chế ; Tủ bếp; Máy pha; Máy xay; Máy xay đá; máy xay sinh tố; máy ép hoa quả; máy dán miệng ly cốc; bình lắc pha chế; tủ lạnh ; tủ nướng; máy lọc nước; máy lọc nước; phin cà phê;...
Nhóm vật dụng phục vụ bao gồm: Khay bưng đồ; Đĩa, ly, cốc; Menu; Giấy ăn;....
Mua sắm trang thiết bị nội thất cho quán cà phê
Tùy vào phong cách quán cà phê mà bạn lựa chọn nội thất quán cho phù hợp. Một quán cà phê không thể thiếu các nội thất sau: tủ trưng bày, bàn ghế, hệ thống ánh sáng/âm thanh, điều hòa, lọ hoa, kệ sách, decor trang trí, ...
Tuyển dụng nhân viên
Việc kinh doanh quán cà phê có thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ phục vụ của nhân viên. Nhân viên phục vụ quán cần tạo ấn tượng dễ chịu, luôn thái độ nhiệt tình, niềm nở.
Nhân viên pha chế cần phải có kĩ năng, kiến thức về các loại đồ uống, tay nghề cao, vị giác tốt, có óc thẩm mỹ và kinh nghiệm làm việc.
Nếu quán bạn thuê nhân viên bảo vệ thì cần những người khỏe mạnh, thật thà trung thực, nhiệt tình và thân thiện.
Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục mở quán cà phê
Để mở một quán cà phê, bạn cần có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan đăng kí kinh doanh; giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm; các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài theo năm.
Các hoạt động marketing cho quán cà phê
Quan tâm đến các hoạt động marketing sẽ giúp quán cà phê của bạn tăng độ phủ sóng, thu hút sự chú ý của mọi người, với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc đầu tư cho marketing là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều hình thức marketing ngày nay mà các bạn có thể lựa chọn như phát tờ rơi; quảng cáo trên facebook, google; sử dụng card visit và thẻ thành viên; Poster, Standee, bảng hiệu, băng rôn quảng cáo; thường xuyên khuyến mãi đồ uống; ... Quan trọng hơn cả vẫn là cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất.
Trên đây là kinh nghiệm mở quán cà phê mà chúng tôi chia sẻ với các bạn. Thay vì mò mẫm tìm kiếm hướng đi thích hợp cho quán cà phê của các bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các loại cà phê để kinh doanh có hiệu quả.
Viết bình luận
Bình luận