Sáu Nhung Coop

NHỮNG LƯU Ý KHI MỞ QUÁN CAFE NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

NHỮNG LƯU Ý KHI MỞ QUÁN CAFE NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Mô hình kinh doanh quán cà phê hiện nay không chỉ phát triển mạnh mẽ ở những thành phố lớn mà ngay cả vùng thưa dân, ta cũng thấy các quán cà phê mọc lên như nấm. Điều đó chứng minh đây là mô hình kinh doanh có tiềm năng và nguồn lợi nhuận hấp dẫn, do đó thu hút rất đông nhiều cá nhân, tổ chức đầu tư và phát triển. Nhưng để bắt đầu thì bạn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ kinh nghiệm mở quán cà phê trong mọi khía cạnh, tránh rủi ro trong kinh doanh.

 Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐỘC ĐÁO

Khởi đầu, bạn chưa thể tiến hành mở quán bán ngay hay mua sắm dụng cụ, thuê nhân viên. Để mở quán cà phê thu hút được nhiều khách và tồn tại lâu dài, đòi hỏi bạn có một ý tưởng kinh doanh cà phê độc đáo.

Ý tưởng kinh doanh quán cà phê có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, sở thích của bạn, tham khảo một vài quán nổi tiếng, hay đơn giản bạn nảy ra ý tưởng mở quán cafe khi nhâm nhi 1 cốc cà phê ở đâu đó.

Trong điều kiện thị trường đã có quá nhiều loại hình, quy mô quán cà phê, nên ý tưởng quán của bạn càng độc đáo càng tốt, sẽ khiến khách hàng nhớ đến dù chỉ đi qua hay tới một vài lần.

Ví dụ như ý tưởng kinh doanh cà phê- sách, cà phê thú cưng, cà phê sân thượng... là những ý tưởng kết hợp kinh doanh cà phê với loại hình khác để thu hút lượng khách hàng riêng, được áp dụng phổ biến hiện nay.

những lưu ý khi kinh doanh cafe

ĐỪNG BỎ QUA YẾU TỐ LUẬT PHÁP

Rất nhiều người khởi nghiệp với ý tưởng mở quán cà phê, chuẩn bị rất nhiều thứ nhưng lại quên đi yếu tố về pháp luật kinh doanh. Dù quán to hay nhỏ, đã kinh doanh, bạn cần chứng thực kinh doanh hợp pháp. Quan trọng nhất là giấy phép đăng kí kinh doanh, các giấy chứng nhận liên quan về vấn đề vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm...

Nếu là cà phê nhượng quyền thì phải có văn bản nhượng quyền và các giấy tờ liên quan. Trong vấn đề này, nếu bạn tìm hiểu và biết rõ thì sẽ rất tốt, nhưng nếu không có điều kiện thì bạn phải tìm được một người hoặc đơn vị đáng tin cậy để tham vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật cho quán của mình.

Ngoài ra, liên quan đến tài chính của cơ sở kinh doanh bạn cũng cần nắm rõ được và tìm một người đáng tin để làm, hoặc tự kiểm soát tài chính của quán. Đặc thù của quán cà phê là khách lẻ nên doanh thu rất khó kiểm soát.

những lưu ý khi kinh doanh cafe

KẾ HOẠCH KINH DOANH TỔNG HỢP

Khi đã có ý tưởng và được cho phép kinh doanh, bạn bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê. bản kế hoạch kinh doanh quán cà phê mà bạn lập cần lên chi tiết các yếu tố quan trọng như: Vốn, loại hình quán cà phê, Nhân sự, Địa điểm, Các dụng cụ cần thiết...

những lưu ý khi kinh doanh cafe

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ THUẬN LỢI

Khi đã có ý tưởng và được cho phép kinh doanh, bạn bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê. bản kế hoạch kinh doanh quán cà phê mà bạn lập cần lên chi tiết các yếu tố quan trọng như: Vốn, loại hình quán cà phê, Nhân sự, Địa điểm, Các dụng cụ cần thiết...

Nhiều người quan niệm đây là yếu tố về phong thủy, nhưng các nhà kinh doanh với tư duy hiện đại sẽ nghiên cứu địa điểm để họ mở quán phụ thuộc vào vị trí các tuyến đường, không gian xung quanh, lượng người qua lại và khả năng ghé quán...

“Chọn địa điểm mở hàng bằng cách đếm số xe và người đi qua nơi đó trong một khoảng thời gian nhất định”, không ngẫu nhiên mà có câu nói này. Một địa điểm đông người qua lại chắc chắn sẽ thuận lợi buôn bán hơn nơi thưa dân, cũng dựa vào đây để bạn tính toán quy mô xây dựng quán cafe cho phù hợp.

những lưu ý khi kinh doanh cafe

NHÂN SỰ YẾU TỐ THEN CHỐT CẦN LƯU Ý

Để ” vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi” thì bạn cần có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nhân sự quán cà phê được chia thành nhiều bộ phận, tùy theo quy mô và loại hình của quán.

Nhưng quan trọng nhất, bạn phải tìm cho được “nhân viên rang cà phê thật giỏi”. Ở đây có nghĩa là đội ngũ pha chế cà phê và các loại đồ uống khác phải chuẩn vị, chuyên nghiệp nhất bởi đây được xem là “linh hồn” của quán cà phê.

Trong kế hoạch kinh doanh cà phê, bạn cũng cần chi tiết cho yếu tố này, để thành lập đội ngũ nhân sự hợp lý nhất.

những lưu ý khi kinh doanh cafe

BÀI TOÁN KINH DOANH HỢP LÝ

Trong dự án kinh doanh quán cà phê của bạn, cần có bài toán chi phí cụ thể để ước chừng số vốn cần có khi mở quán. Vốn mở cửa hàng cà phê phụ thuộc vào chi phí thuê mặt bằng, chi phí nguyên liệu, tiền mua sắm thiết bị, dụng cụ hỗ trợ, thuê nhân công...

Hàng tháng lại có khoản chi phí cố định và chi phí phát sinh riêng, bạn cũng phải lên chi tiết để tính toán giá bán đồ uống hợp lý.

Kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê của rất nhiều người sau khi bỏ số tiền lớn mua đầy đủ các dụng cụ, thiết bị nhưng không sử dụng đến. Nên nếu quy mô vừa, dụng cụ đơn giản thì vốn bạn cần chỉ khoảng 50- 100 triệu đồng, sau này mở rộng thì sắm thêm cũng được.

Khi đã có kế hoạch kinh doanh cà phê đầy đủ và chi tiết với các yếu tố trên thì bạn mới tiến hành thực hiện cách mở quán cà phê của mình. Có thể trong quá trình thực hiện sẽ có thay đổi do phát sinh, nhưng đừng quên đi ý tưởng và định hướng ban đầu.

những lưu ý khi kinh doanh cafe

BẠN LÀ CHỦ QUÁN THÌ CÀNG KHÔNG THỂ BỎ QUA NHỮNG YẾU TỐ SAU 

Kinh doanh quán cà phê không đơn giản như những ngành nghề khác, có tiền nhưng chưa chắc đã làm được. Bản thân người muốn mở quán cà phê tồn tại được lâu dài thì họ phải trang bị cho mình hành trang đầy đủ cho một chăng đường dài và gian nan.

Một yêu cầu chắc chắn phải có ở người mở quán kinh doanh cà phê là sự am hiểu về cà phê, có bao nhiêu loại cà phê, cách pha chế cà phê ngon, cảm nhận hương vị tốt, loại cà phê nào thích hợp để bán... Càng hiểu rõ thì kinh doanh càng dễ dàng hơn.

Trong các bước mở quán cà phê thì đầu tiên là bạn cần học pha chế đồ uống để mở quán cà phê, rất quan trọng, là cái hồn của quán. Học pha chế mở quán cà phê có thể không phức tạp như bạn nghĩ, có thể tìm các khóa học pha chế để mở quán cà phê sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và học những thứ cần thiết nhất.

những lưu ý khi kinh doanh cafe

Chủ quán cà phê cũng cần phải có sự tinh tế trong cách chọn nhân viên, sắp xếp hợp lý. Bên cạnh đó có sự nghiên cứu đối thủ để xem mình có lợi thế gì.

Luôn lắng nghe và có hướng đi mới khi cần có thay đổi để phát triển hơn bởi rất nhiều người làm chủ thường có tính cách bảo thủ, không chịu thay đổi, tư duy lối mòn khiến công việc kinh doanh khó phát triển.

Đặc biệt nhất, trong quá trình chuẩn bị mở quán cà phê, người chủ quán cũng phải có kế hoạch cho việc thất bại. Không thể cam kết rằng ai mở quán ra cũng kinh doanh thành công, thất bại không nói trước được nên bạn cũng cần tính đến trường hợp này.

Cuối cùng, dù là chủ quán hay nhân viên, luôn luôn cần có sự lạc quan, vui vẻ để tạo cho khách hàng đến quán sự thoải mái nhất.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận