Sáu Nhung Coop

AXIT HỮU CƠ CÓ TRONG CÀ PHÊ?

AXIT HỮU CƠ CÓ TRONG CÀ PHÊ?

Mặc dù hầu hết các axit hữu cơ trong cà phê đã được nghiên cứu, nhưng khoa học chưa thể trả lời về cách thức mà các axit khác nhau tương tác với nhau để tạo nên hương vị cà phê. Nhưng đủ để kết luận rằng không phải tất cả các axit đều có hương vị tuyệt vời (một số gốc axit rất đắng).

Do đó, về bản chất acidity là sự kết hợp và cân bằng của các axit khác nhau và các hợp chất hương vị khác cung cấp một đặc tính cảm quan dễ chịu trong cà phê. Nhìn chung, acidity là đối trọng với độ ngọt (sweetness) giúp cho một cốc cà phê không trở nên nhạt nhẽo.

Axit là một chất hóa học được đặc trưng bởi vị chua, có mặt ở nhiều thực phẩm như sữa, hoa quả và cà phê... Trong cà phê, "Acidity" để chỉ độ chua tự nhiên được tạo ra bởi các axit hữu cơ. Một số axit cơ bản xuất hiện trong cà phê ⬇️⬇️⬇️

⛔️ Axit Chlorogenic (CGA): là đại diện cho một gia đình lớn của các hợp chất este và axit trong cà phê xanh lẫn cà phê rang. Đặc tính của CGA là nhạy cảm với nhiệt độ, khi rang sẽ phân hủy chậm với khoảng 50% để tạo thành caffeic và axit quinic gây nên vị đắng (bitterness) trong cà phê.

⛔️ Axit Citric: chiếm gần 8% trong cà phê, mang đến hương vị cam quýt như cam và chanh.

⛔️ Axit Malic: Cung cấp nhiều hương vị như táo hoặc lê cho cà phê, ngọt và giòn.

⛔️ Axit photphoric: chiếm ít hơn 1%, tuy nhiên đây không phải axit hữu cơ và có cường độ mạnh hơn 100 lần so với axit khác. Hương vị trái cây nhiệt đới như bưởi hoặc xoài, có thể đẩy vị ngọt.

⛔️ Axit axetic: Đây là thành phần chính của giấm, hương vị chua ở mức cao. Quá trình sơ chế ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ của axit axetic. Cà phê được chế biến ướt, vi khuẩn trong chất nhầy của vỏ quả sẽ tiêu thụ đường để sản xuất axit axetic. Tùy thuộc vào yếu tố môi trường, thời gian và nhiệt độ trong quá trình lên men mà nồng độ axit axetic trong hạt cà phê sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nồng độ axit axetic tăng lên trong quá trình rang.

⛔️ Axit Quinic: Khi rang axit quinic dần tăng lên theo mức giảm của axit chlorogenic (CGA). Nguyên nhân là do axit quinic được hình thành do sự phân hủy của axit chlorogenic. Trong quá trình rang, một phần axit Quinic sẽ tiếp tục phân hủy để tạo thành một số hợp chất thứ cấp bao gồm phenol, catechol, hydroquinone, pyrogallol và một số diphenols – là những tiền chất cấu thành hương thơm của cà phê.

Acidity là một đặc tính quan trọng và không thể bỏ qua trong hương vị cà phê. Nó là tổ hợp của hàng chục axit hữu cơ có trong cà phê, phụ thuộc vào giống cà phê cùng quá trình chế biến và rang. Nếu không có Acidity, một ly cà phê sẽ thật buồn tẻ và thiếu sức sống.
← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận